Hoành phi là bộ trang trí thờ cúng không thể thiếu trong không gian thờ cúng tâm linh của đại gia đình ở Việt Nam. Bộ Hoành phi không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp, tính thẩm mỹ và trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Mà nó còn đem lại vận may, phúc lộc cho chính gia chủ cùng mọi thành viên. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hoành phi là gì? Nguyên tắc lựa chọn và cách treo hoành phi câu đối thế nào để tăng vận khí cho gia chủ nhất nhé!
Đôi nét về Hoành phi
Hoành phi là những tấm biển gỗ có hình thức trình bày theo chiều ngang treo trên cao bên ngoài các gian thờ tại đình chùa, từ đường… Trên hoành phi thường khắc từ 3-4 chữ đại tự đi kèm với câu đối.
Nội dung của các chữ trên hoành phi bày tỏ lòng tôn kính của con cháu với tổ tiên và những người có công với đất nước. Thông thường chỉ có 3 – 4 chữ như 万古英灵 “Vạn cổ anh linh” (muôn thuở linh thiêng), 留福留摁 Lưu phúc lưu ân (Lưu giữ mãi ơn đức), 護國庇民 Hộ quốc tí dân (bảo vệ nước che chở dân). Đôi khi nó lại mang ý nghĩa chúc tụng như 僧财进禄 “Tăng tài tiến lộc” (được hưởng nhiều tài lộc), 福禄寿成 “Phúc lộc thọ thành” (được cả phúc, lộc, thọ), 家门康泰 Gia môn khang thái (Cửa nhà rạng rỡ yên vui)…
Không rõ hoành phi xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết hoành phi thường được các gia đình giàu có thờ xưa sử dụng, đặc biệt là địa chủ, quan lại. Ngoài ra cũng có thể thấy hoành phi treo ở đình chùa lớn. Ngày nay các bức hoành phi đã phổ biến hơn rất nhiều, người ta thường treo hoành phi trong phòng thờ với ý nghĩa tâm linh, đạo đức, lòng hiếu thảo với tổ tiên.
Phân loại hoành phi trên ban thờ
Hoành phi có rất nhiều loại. Xét về kiểu dáng có thể chia thành 3 loại như sau:
- Hoành phi dạng chữ nhật
- Hoành phi hình cuốn thư
- Hoành phi dạng chiếc khánh
- Hoành phi dạng hình ô van
Các bức hoành phi thường được chạm khắc, khảm xà cừ hoặc sơn son thếp vàng rất cầu kỳ và đẹp mắt. Các chi tiết được chạm khắc tinh xảo như hình đầu rồng, đầu chim, các loại hoa văn… sau đó đắp vào bức chính.
Chất liệu dùng để làm hoành phi thường là gỗ không mọt để dễ dàng cho việc chạm trổ. Các tấm gỗ được gắn kết với nhau qua ngàm mộng chứ không dùng đinh. Trang trí trên bức hoành phi thường là hình tứ linh (long, ly, quy, phụng) hoặc tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai), hình cuốn sách, cây bút, cây gươm. Những vật trang trí này không chỉ thể hiện ý nghĩa phong thủy trong thờ cúng mà còn thể hiện sự sáng tạo và tay nghề của người tạo tác.
Cách treo hoành phi trên ban thờ
Muốn không gian thờ cúng trở nên linh thiêng, gia chủ cần phải nắm được cách treo hoành phi câu đối phù hợp với không gian thờ nhà mình.
Đầu tiên, gia chủ cần lựa chọn bức hoành phi câu đối để treo trên ban thờ. Bức hoành phi được chọn phải phù hợp và cân đối với không gian thờ cúng mà tâm điểm của phòng thờ là bàn thờ. Do đó, lựa chọn bức hoành phi thì phải lựa chọn kích thước nhỏ hơn kích thước ban thờ.
Khi sắp xếp, bài trí hoành phi, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Hoành phi được treo trên cao và ngay chính giữa, nghiêng góc khoảng 25 đến 30 độ so với mặt phẳng treo.
- Hoành phi có 3 loại là đại tự câu đối, cuốn thư câu đối và hoành phi câu đối. Với nhà thờ họ thì bạn có thể treo đại tự câu đối ở ngoài cửa ra vào, bên trong treo hoành phi câu đối, cuốn thư.
- Với không gian nhỏ thì bạn chỉ cần treo 1 trong 3 loại trên là được.
- Nội dung chữ viết trên hoành phi phải được cân nhắc lựa chọn kỹ càng và phù hợp với phong tục truyền thống.
Hoành phi vừa mang tính chất nghi lễ, vừa có giá trị về nghệ thuật.. Trong thuật phong thủy thì việc treo hoành phi trong nhà cũng mang đến cho gia chủ nhiều niềm vui và may mắn. Mong rằng qua bài viết trên, gia chủ đã hiểu được hoành phi là gì và cách bày trí sao cho chuẩn phong thủy phù hợp với gia đình mình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn bày trí bàn thờ Gia Tiên đúng cách, hợp phong thủy
- Cách bày hoa quả trên bàn thờ Gia Tiên đúng chuẩn phong thủy
- Ý nghĩa của đôi Chân Nến Đồng trên bàn thờ Gia Tiên
- Các mẫu liễn treo ban thờ Gia Tiên đẹp, hoành tráng
Các mẫu tủ thờ đơn giản hiện đại thờ Gia Tiên
The post Hoành phi là gì? Ý nghĩa và cách treo hoành phi trên bàn thờ Gia Tiên appeared first on Bàn thờ Thần Tài Đồ thờ Huyền Đức.
Bùi Xuân Đức
0 Nhận xét