Có nên lập bàn thờ Thần Tài không? Ý nghĩa của việc lập bàn thờ Thần Tài là gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho bài viết được chia sẻ dưới đây.
Thờ cúng Thần Tài là một tập tục quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài ông Địa. Phần tiếp theo của bài viết sẽ làm rõ về vấn đề đó.
Nguồn gốc, điển tích về Thần Tài, thổ địa
Thần Tài
Có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của việc thờ cúng Thần Tài. Ở nước ta, dân gian có truyền lại rằng, ngày xưa do một lần say rượu, Thần Tài đã rơi xuống trần và mất trí nhớ. Ở nhân gian, ông bị bọn cướp lột không còn một xu dính túi, vì thế mà đành phải đi lang thang khắp nơi để xin ăn.
Một ngày nọ, Thần Tài được ông chủ cửa hàng vịt quay mời vào cho ăn no nê. Kể từ đó, cửa hàng đang vắng vẻ bỗng đông khách một cách lạ thường. Sau một thời gian thấy Thần Tài chỉ biết ăn, không làm lụng gì, người lại hôi thối. Sợ bị ảnh hưởng đến khách trong cửa hàng, ông đã đuổi Thần Tài đi. Thấy thế, ông chủ ở cửa hàng đối diện đã cưu mang Thần Tài. Từ đó, khách hàng của ông chủ vịt quay bỗng chuyển sang hết bên cửa hàng của ông này.
Nhận thấy sự tình kỳ lạ, người ta mới ngộ ra rằng đây chính là Thần Tài có khả năng đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình mình. Vì thế, ai ai cũng muốn mời ông về nhà mình, cho ông ăn, mua áo cho ông mặc. Tình cờ có người lại mua ngay bị quần áo ông bị lột lúc hạ trần và giúp ông khôi phục trí nhớ rồi quay về trời. Kể từ đó, người ta lập bàn thờ Thần Tài để cầu mong buôn bán phát đạt cho đến tận ngày nay.
Thổ địa
Người Việt trước đây phần lớn sống nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, đất đai là thành phần chủ yếu giúp con người trồng cây, thu hoạch và có một cuộc sống ấm no. Chính vì lẽ đó mà thổ địa luôn là vị thần được nhân dân tôn sùng, kính trọng.
Ông Địa được biết đến với hình ảnh chiếc bụng bự, miệng luôn tươi cười, tay cầm quạt, tay còn lại cầm điếu thuốc một cách hào sảng, tự tại. Có thể nói, ông Địa được xem là một vị phúc phần, không chỉ bảo vệ đất đai mà còn giúp đưa rước Thần Tài đến nhà để gia chủ làm ăn phát đạt.
Ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài thổ địa
Thờ phụng Thần Tài thổ địa từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng đặc trưng của người Việt. Vì thế mà bàn thờ Thần Tài thổ địa luôn được bố trí một cách trang trọng trong nhiều gia đình. Người ta thường thờ Thần Tài thổ địa với mong muốn gửi gắm những ước muốn, nguyện vọng của mình về công việc làm ăn được suôn sẻ, nhận nhiều tài lộc, sung túc và giàu có.
Người ta quan niệm rằng, càng chăm chút trong việc thờ cúng Thần Tài, ông địa thì việc làm ăn cũng càng khởi sắc, phát tài phát lộc. Đồng thời, cuộc sống trong gia đình cũng được sung túc, ấm no và thịnh vượng hơn.
Vì sao lại thờ chung Thần Tài và Ông Địa?
Theo quan niệm của dân gian, Thần Tài là vị thần đảm nhận công việc trông coi tiền bạc, của cải cho gia chủ. Thờ cúng Thần Tài sẽ giúp họ mua may bán đắt, vì thế ngày 10 tháng giêng đầu năm người ta sẽ mua vàng về để vía Thần Tài và cầu mong có một năm làm ăn phát đạt.
Ông Địa (thần Thổ Địa) là vị thần trông coi và cai quản đất đai. Nhân dân ta thường thờ cúng ông địa với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ. Đồng thời, nhiều nơi còn quan niệm Thần Tài là một dạng thổ thần, nên họ thường thờ chung hai vị thần này trong một bàn thờ.
Bên cạnh đó, ở phương diện phong thủy, việc thờ hai vị thần trên cùng một bàn thờ được xem là vô cùng cần thiết. Thần Tài đem đến tài lộc, vượng khí giúp gia chủ làm ăn phát đạt. Còn ông địa sẽ cai quản đất đai, bảo vệ gia đình tránh khỏi âm khí quấy nhiễu, xua đuổi điềm xấu. Vì thế, người ta sẽ thờ cả hai vị thần trong một bàn thờ.
Không kinh doanh có nên thờ Thần Tài?
Không có một quy định nào bắt buộc mọi gia đình phải thờ Thần Tài cả. Mặc dù hai vị thần này thường được thờ với nhau, nhưng nhiều nhà vẫn chỉ thờ mỗi Thổ Địa mà không thờ Thần Tài. Bởi vì, họ nghĩ rằng chỉ những ai làm ăn kinh doanh mới cần phải thờ Thần Tài để được phù hộ cho công việc suôn sẻ, mua may bán đắt. Quan niệm này nhìn chung vẫn không hề sai.
Tuy nhiên, kể cả khi nhà bạn không làm ăn kinh doanh, nhưng bạn có tâm và có điều kiện thì vẫn có thể thờ Thần Tài. Thần Tài và ông địa sẽ trông giữ tiền bạc, đem lại tài lộc cho gia đình. Vậy nên việc thờ cúng hai vị thần này cũng mang giá trị về mặt tâm linh, giúp cho tiền tài, đất đai được tốt lành, ít hư hao.
Các lưu ý khi lập bàn thờ Thần Tài
Gia chủ cần lưu ý một số điều sau khi lập bàn thờ Thần Tài:
- Lập bàn thờ Thần Tài nên lập vào đúng ngày, đúng giờ sao cho phù hợp với trạch mệnh của gia chủ.
- Bàn thờ phải được đặt tại phương vị và hướng tốt đối với gia chủ. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Thần Tài tại các hướng đại kỵ.
- Cần phải làm lễ bốc bát hương, khai quang điểm nhãn, hô thần nhập tượng và an vị theo đúng thủ tục. Nếu không biết có thể tham khảo ý kiến của các sư thầy hoặc mời thầy cúng về làm.
- Giữ cho khu vực thờ cúng luôn sạch sẽ, gọn gàng, nghiêm trang. Nên lau bàn thờ bằng rượu pha nước hoặc nước hoa bưởi vào những ngày mùng 10 tháng Giêng, cuối tháng và ngày rằm âm lịch.
Đó là câu trả lời cho thắc mắc có nên lập bàn thờ Thần Tài không của nhiều độc giả. Nhìn chung, việc lập bàn thờ Thần Tài, thổ địa là không bắt buộc, nhưng các gia đình vẫn nên lập bàn thờ Thần Tài kể cả khi không làm ăn kinh doanh để luôn gặp được điều may mắn trong cuộc sống, tránh tiêu hao tiền bạc, của cải và đất đai.
Xem Thêm:
- Nghi thức lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đúng cách
- Cách lập bàn thờ Phật tại nhà trang nghiêm, sinh phước báu
- Lập bàn thờ Ông Táo
The post Giải đáp câu hỏi có nên lập bàn thờ Thần Tài không? appeared first on Bàn Thờ Thần Tài Đồ Thờ Huyền Đức.
0 Nhận xét