Bên cạnh các loại gỗ nổi tiếng khác, Gỗ Dổi là loại gỗ được nhiều người lựa chọn và sử dụng nhờ vào giá thành tương đối ổn, dễ mua kèm theo hàng loạt những đặc điểm tốt. Đây chắc chắc sẽ là loại gỗ phù hợp thị hiếu đại đa số người dân, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu sử dụng khác nhau. Vậy gỗ Dổi là gì? Hãy cùng Đồ Thờ Huyền Đức tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Gỗ Dổi
Tên khoa học: Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv
Tên gọi khác: Giổi
Họ: Ngọc Lan – Magnoliaceae
Nhóm: IV (trong Bảng phân loại gỗ Việt Nam)
Phân bố: vùng đồi núi có lượng mưa hơi cao, từ bờ vịnh Bắc Bộ đến huyện của Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng…
Ưu, nhược điểm của Gỗ Dổi
Ưu điểm
- Nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng nhờ tinh dầu tiết ra từ gỗ.
- Chịu được nước và nhiệt ở mức cao, do đó ít bị cong vênh và không bị biến đổi màu theo thời gian.
- Dù nhẹ nhưng khả năng chống mối mọt lại rất tốt.
- Thớ gỗ mịn, đường vân đẹp, vàng óng và cực kỳ sắc nét.
- Giá thành ổn, phù hợp với nhiều người ở mức tầm trung tương đối.
Nhược điểm
- Thời gian khô khá lâu và hơn nữa còn có nguy cơ bị co rút và biến dạng so với ban đầu.
- Chất gỗ Dổi phản ứng với Sắt, do vậy cần thay thế bằng đinh mạ kẽm để cố định.
Các loại Gỗ Dổi hiện nay
Tuy được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng thực chất các loại gỗ Dổi đều có tính chất hầu như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác một chút về màu sắc. Và do được trồng cũng như phân bố ở các khu vực khác nhau mà có tên gọi khác nhau như:
- Gỗ dổi chun
- Gỗ dổi đá
- Gỗ dổi vàng
- Gỗ dổi xanh
- Gỗ dổi găng
- Gỗ dổi Lào
Ứng dụng của Gỗ Dổi
Do giá thành tương đối mềm kèm theo hàng loạt ưu điểm mà cây gỗ Dổi trở thành loại có giá trị kinh tế cao và được khai thác rộng rãi. Từ đó đem lại nhiều ứng dụng cho đa lĩnh vực
Trong Đông y
Có dược liệu trong các bài thuốc quý. Chẳng hạn như bệnh táo bón sử dụng quả dổi. Dùng vỏ rễ sắc với nước ngày uống 2 lần, chỉ cần chừng 30g. Với người già bị ho khan, có thể dùng quả Dổi sắc lấy 12-15g uống thay trà hàng ngày.
Trong nông sản
Hạt dổi được bán với giá trung bình khoảng 20kg x 1triệu 500 nghìn đồng/ 1kg x 100 cây = 1 tỷ 500 nghìn đồng. Nếu cây càng lớn thì đồng nghĩa số hạt thu được càng nhiều, mang lại lợi nhuận cao.
Trong sản xuất nội thất
Đa dạng mẫu mã các sản phẩm làm từ gỗ Dổi như tủ bếp, bàn trà, sàn gỗ, kệ tivi; bàn ghế sofa; giường…cùng một số đồ thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, gỗ Dổi còn được ứng dụng trong xây dựng nhà cửa và các sản phẩm thờ cúng, phong thuỷ.
Bàn thờ Thần Tài gỗ Dổi
Điểm đặc biệt của bàn thờ Thần Tài làm từ chất liệu gỗ này chính là vào lúc ban đầu khi chưa sơn sẽ có màu trắng ngà. Sau đó một khoảng thời gian dần chuyển sang màu nâu đất. Và càng để lâu sẽ càng toát lên vẻ đơn sơ, giản dị, hết sức gần gũi.
Tượng Phật Di Lặc gỗ Dổi
Một số hình tượng Phật Di Lặc bằng gỗ Dổi thường gặp:
- Tượng Phật Di Lặc đứng đài sen
- Tượng Phật Di Lặc tam phúc
- Tượng Phật Di Lặc vác bao tiền
Giá thành của gỗ Dổi trên thị trường
Dựa vào vùng đất cây lớn lên hay sinh trưởng, chất lượng, kích thước gỗ, đến cả địa chỉ mua gỗ ở đâu mà giá có thể chênh lệch đôi chút. Trên thị trường gỗ hiện nay; giá thành của Dổi có thể tham khảo:
Trị giá thu từ sau 30 năm
100 cây x 1m3 x 15 triệu đồng = 1 tỷ 500 triệu
Tổng thu một ha cây dổi sau 30 năm = 3 tỷ đồng và có thể hơn thế
Ngoài ra, giá 25 triệu- 35 triệu/ m3 gỗ tròn. Hạt dổi dùng làm thuốc chữa bệnh hay làm gia vị giá 1.500.000 đ/ kg.
Xem thêm
- Bàn thờ Thần Tài bằng Gỗ Dổi
- Các mẫu tủ thờ đơn giản hiện đại thờ Gia Tiên
- Tìm hiểu về loại Gỗ Cẩm Lai bền đẹp, đa ứng dụng
The post Tìm hiểu chi tiết về loại gỗ Dổi giá thành ổn, chất lượng tốt appeared first on Bàn Thờ Thần Tài Đồ Thờ Huyền Đức.
0 Nhận xét