Tìm hiểu về nguồn gốc tượng Phúc Lộc Thọ và ý nghĩa phong thuỷ

Tượng về ba vị Phúc Lộc Thọ luôn mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Là đặc trưng cho ba yếu tố nhất định phải có cho một cuộc đời toàn vẹn và viên mãn về mọi mặt. Để việc trưng bày tượng Tam Đa trong nhà được hiệu quả, Quý gia chủ cần biết rõ về Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ và cách bài trí cũng như đặt tượng cho đúng chuẩn.


Tìm hiểu về nguồn gốc tượng Phúc Lộc Thọ và ý nghĩa phong thuỷ
Tìm hiểu về nguồn gốc tượng Phúc Lộc Thọ và ý nghĩa phong thủy

Truyền thuyết về ba vị Phúc, Lộc, Thọ

Tương truyền rằng Tượng Tam Đa hay còn được gọi là tượng Phúc – Lộc – Thọ, xuất phát từ hình tượng của ba con người có thật sống vào ba triều đại phong kiến Trung Quốc. Đó là Quách Tử Nghi (ông Phúc), Đậu Tử Quân (ông Lộc) và Đông Sơn Sóc (ông Thọ).


Truyền thuyết về ba vị Phúc, Lộc, Thọ
Truyền thuyết về ba vị Phúc, Lộc, Thọ

Quách Tử Nghi (ông Phúc)

Ông vốn là quan thừa tướng nhà Đường. Gia đình ông giàu có, tiền bạc đầy nhà, ruộng đất rộng thênh thang đếm không xuể. Nhưng không vì thế mà ông  đánh mất sự liêm khiết, ngay thẳng của mình. Vào năm 83 tuổi mà ông đã có cháu ngũ đại.

Đậu Tử Quân (ông Lộc)

Ông Lộc cũng là một vị quan thừa tướng, nhưng là đời Tấn. Trái với ông Phúc, ông Lộc có tài ăn nói lại khéo léo nên tiền bạc lúc nào cũng đầy nhà, của cải đầy rương. Thế nhưng ông Lộc lại có cuộc đời cô đơn, 80 tuổi mà chưa có cháu đích tôn.

Đông Sơn Sóc (ông Thọ)

Cuối cùng, ông Thọ cũng là một vị quan thừa tướng, ở đời Hán. Không giàu có và cũng không có con đàn cháu đống, nhưng ông có tuổi thọ nhiều người mơ ước. Ông sống thọ đến 125 tuổi.

Qua thời gian, những câu chuyện lan truyền đủ lâu khiến mọi người tin rằng ba ông chính là một bộ ba mang lại may mắn đủ đầy cho gia đình. Nên thói quen đặt tượng Phúc Lộc Thọ bắt đầu từ đó.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ trong phong thủy


Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ trong phong thuỷ
Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ trong phong thủy

Người ta thường đặt tượng Phúc Lộc Thọ trong nhà để “lấy vía”. Bởi họ tin rằng các vị thần khi được cung kính thì sẽ đem lại may mắn cho gia chủ. Hơn nữa, thần thái tươi vui, hoan hỉ của tượng ba ông thần Phúc Lộc Thọ này cũng giúp không gian căn nhà trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn.

Ba ông Tam Đa phải được trưng bày cùng nhau thì mới có thể phát huy đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa phong thủy, trong đó:

Ông Phúc

Tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, con hiền và cháu thảo. Ông luôn gắn liền với hình tượng trên tay bế một đứa bé hoặc có nhiều trẻ em vây quanh. Ông Phúc là hiện thân của sự may mắn, tri thức, đặc biệt là giúp mọi người có được con cháu ngoan hiền, hiếu thảo và thành đạt.

Ông Lộc

Hay còn được gọi là ông Thần Tài, tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và tài lộc. Ông Lộc thường mặc áo xanh lá cây vì “lộc” được phát âm gần giống với chữ lục. Ông thường cầm một đĩnh vàng trên tay, tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, “tiền bạc chất như núi”, giúp gia chủ có sự thăng tiến tốt trên con đường công danh sự nghiệp, vạn sự như ý và tấn tài tấn lộc.

Ông Thọ

Tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe. Tượng Ông Thọ là một ông già râu tóc bạc phơ, tay cầm quả đào (biểu tượng của sự bất tử) hoặc gậy chống với nụ cười ấm áp luôn nở trên môi. Đặt/thờ cúng tượng ông Thọ trong nhà, các thành viên trong gia đình sẽ luôn được phù hộ khỏe mạnh, ít đau ốm, bệnh tật.

Vị trí và cách đặt tượng Tam Đa đúng chuẩn


Vị trí và cách đặt tượng Tam Đa đúng chuẩn
Vị trí và cách đặt tượng Tam Đa đúng chuẩn

Về thứ tự:

Tượng 3 ông Phúc – Lộc – Thọ luôn được bày theo thứ tự cụ thể như sau:

  • Tượng ông Phúc: đặt bên phải tượng trưng cho phước lành và năng lượng may mắn.
  • Tượng ông Lộc: đặt ở giữa tượng trưng cho thành công và tài chính ổn định.
  • Tượng ông Thọ: đặt bên trái là biểu tượng của cuộc sống lâu dài, thanh bình.

Về vị trí:

Cần lưu ý đặt tượng 3 ông Phúc – Lộc – Thọ ở những vị trí cao, giúp thu hút năng lượng tốt, tích cực trong nhà như đặt ở một chiếc bàn cao trong phòng khách, một trong hai bên cửa chính, phòng làm việc, vị trí hướng vào trong phòng,…hoặc kệ cao trong văn phòng, tránh đặt tượng ở nhà bếp, phòng tắm và phòng ngủ.

Những lưu ý khi trưng bày tượng Tam Đa


Những lưu ý khi trưng bày tượng Tam Đa
Những lưu ý khi trưng bày tượng Tam Đa
  • Trưng bày tượng Phúc – Lộc – Thọ (Tam Đa) ở những vị trí sáng sủa và sang trọng thì gia chủ mới gặp được nhiều may mắn và tài lộc, đạt được những điều như ý nguyện.
  • Khoảng cách hợp lý nhất để đặt tượng Tam Đa là 0,8m – 1m so với mặt đất.
  • Nếu đặt tượng Tam Đa trong phòng làm việc thì nên đặt ở phía sau bàn làm việc. Nếu đặt ở phòng khách thì tốt nhất là nên đặt cách xa tường một khoảng.
  • Luôn luôn đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ (Tam Đa) liền kề nhau, tuyệt đối không tách riêng.
  • Không đặt tượng Tam Đa đối diện cửa chính bởi vì đặt như vậy sẽ làm cho thần tiên ra khỏi nhà.
  • Nếu thờ cúng tượng Tam Đa trong nhà thì cần phải có đèn chong và lư hương (tốt nhất là làm bằng chất liệu đồng).
  • Cần kết hợp dâng hoa tươi và đồ ngọt để bày tỏ lòng thành kính.
  • Khi mua hoặc thỉnh tượng Tam Quan về nhà trưng bày hoặc thờ cúng, gia chủ cần tiến hành khai quang để giúp tượng có linh hồn, từ đó phù trợ tốt hơn cho gia chủ trong công việc và cuộc sống.

Xem thêm:

The post Tìm hiểu về nguồn gốc tượng Phúc Lộc Thọ và ý nghĩa phong thuỷ appeared first on Bàn Thờ Thần Tài Đồ Thờ Huyền Đức.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét