Thiềm Thừ là một linh vật phong thủy biểu tượng cho tài lộc và may mắn, được mọi người tin tưởng và trưng bày nhiều nhất. Tuy nhiên, nhiều gia chủ vẫn chưa biết cóc Thiềm Thừ nên đặt ở đâu để có thể mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc Ông Thiềm Thừ đặt như nào là đúng, đồng thời kích được tài lộc cho gia chủ.
Cóc Thiềm Thừ là gì? Cách nhận biết
Cóc Thiềm Thừ là một vật phẩm phong thủy, được biết đến với tên gọi khác là Cóc ba chân, và đặc điểm dễ nhận biết nhất là ba chân đạp trên hai lớp tiền cổ, miệng Cóc có ngậm một đồng xu, và hai bên sườn là hai xâu tiền cổ.
Ngoài ra, nếu quan sát kỹ, bạn còn thấy hình Lưỡng nghi (hình tròn chia thành hai nửa giống hai con cá quay đầu lại với nhau) trên đầu của Cóc và những nốt sần trên lưng được gọi là chòm sao Đại Hùng (hay Bắc Đẩu tinh). Thông thường, Cóc Thiềm Thừ được đặt trên một chiếc giá tài lộc để tăng cường sự may mắn và thịnh vượng.
Ý nghĩa Ông Thiềm Thừ
Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh được Lưu Hải Tiên Ông thu phục để không làm hại nhân gian như trước. Lúc bị hàng phục, nó bị thương và mất một chân nên về sau Cóc Vàng chỉ còn có có 3 chân. Sau khi theo Lưu Hải Tiên Ông tu hành, Cóc vàng dùng phép thuật của mình đi khắp nơi để nhả tiền giúp đỡ dân lành, nên được gọi là Chiêu Tài Thiềm (Cóc ngậm tiền, Cóc vàng mời gọi tiền tài).
Từ đó, Thiềm Thừ là một vật phẩm phong thủy có hình dạng là con cóc 3 chân, trên lưng có 7 nốt sần được sắp xếp theo hình dáng của chòm Bắc Đẩu thất tinh (Đại Hùng) nằm hướng cực Bắc. Trên đầu cóc có hình Lưỡng Nghi, miệng ngậm đồng tiền và hai bên lưng có mang hai xâu tiền.
Đối với những gia đình kinh doanh buôn bán, thì Thiềm Thừ được sùng bái và bày trí ở nơi làm việc hoặc trong nhà, đặc biệt là trên bàn thờ Thần Tài. Vật phẩm này có tác dụng chiêu tài lộc rất tốt. Ngoài ra, chúng còn giúp người sử dụng hóa giải những điều xui xẻo hay tăng thêm vận may trong thi cử và sự nghiệp.
Với những gia chủ đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh hay buôn bán, thì việc thỉnh ông Thiềm Thừ sẽ giúp chủ nhân chuyển hung hóa cát, giải quyết các vấn đề trong công việc suôn sẻ hơn.
Đặt Ông Cóc Thiềm Thừ ở đâu?
Đặt trên bàn làm việc
Việc đặt cóc thiềm thừ trên bàn làm việc mang ý nghĩa thu hút tài lộc, thành công trong sự nghiệp và công danh. Để đạt hiệu quả tốt, bạn nên đặt cóc thiềm thừ ở một vị trí cố định trên bàn. Hướng quay của cóc nên hướng vào bên trong ngụ ý mang tiền tới với chủ nhân. Hướng đặt phù hợp là hướng Đông Nam hoặc hướng Bắc. Hãy tránh đặt cóc thiềm thừ thẳng đối diện cửa ra vào để ngăn chặn tà khí và tránh những xui xẻo và rủi ro.
Đặt trên bàn thu ngân
Bạn cũng có thể đặt cóc thiềm thừ trên bàn thu ngân, gần vị trí thu tiền, để ông cóc giúp thu hút tiền bạc và tài lộc đến cửa hàng. Vị trí đặt cần phải cố định và hướng quay vào bên trong. Tránh đặt cóc thiềm thừ thẳng với cửa ra vào.
Đặt trên ban thần Tài
Một vị trí thích hợp khác để đặt cóc thiềm thừ là bàn thờ thần Tài. Vị trí này cần phải được sáng sủa, thoáng đãng, không bị che khuất. Tượng cóc thiềm thừ nên quay mặt vào phía ban thờ Tài. Tránh đặt cóc thiềm thừ sao cho mặt của nó quay ra ngoài, vì theo quan niệm, cóc sẽ làm tiền bạc “rơi rớt” và làm mất tài lộc.
Đặt phía trên két sắt
Ngoài ba vị trí trên, cóc thiềm thừ cũng có thể được đặt phía trên két sắt, với ý nghĩa thu hút tiền tài và của cải vào két. Khu vực đặt cóc thiềm thừ cần phải thoáng đãng, không được quá đông đúc với đồ vật khác. Hơn nữa, khi đã cố định vị trí của ông cóc phía trên két sắt, hạn chế di chuyển nó để giữ cho năng lượng của nó ổn định.
Cách đặt Ông Thiềm Thừ trên bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy
Bước 1: Lựa chọn màu sắc của ông cóc (thiềm thừ) phù hợp với ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) của mệnh của gia chủ.
Bước 2: Tiến hành khai quang cho đôi mắt của ông cóc (thiềm thừ) để tạo linh hồn và giúp nó nhận biết chủ nhân của mình, từ đó có thể phù trợ tốt hơn.
Khai quang Cóc ngậm tiền là một thủ tục bắt buộc phải có bên cạnh thắc mắc Ông Thiềm thừ đặt như nào, giúp linh vật nhận biết chủ nhân là ai để phù trợ cả đời. Gia chủ có thể tự mình thực hiện nhưng phải đảm bảo đúng các bước dưới đây:
- Chọn một ngày đẹp, tắm rửa sạch sẽ cho Thiềm Thừ.
- Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
- Đổ vào đồ chứa sạch sẽ đã chuẩn bị từ trước.
- Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
- Lấy Thiềm Thừ ra khỏi thùng nước, dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
- Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ để khai quang điểm nhãn.
- Để Thiềm Thừ nhìn thấy gia chủ đầu tiên sau khi khai quang điểm nhãn. Bởi vì Thiềm Thừ thông nhân tính, nếu sau khi khai quang điểm nhãn nhìn thấy ai đầu tiên sẽ theo người đó “phù hộ” mãi mãi.
Bước 3: Đặt tượng ông cóc (thiềm thừ) lên bàn thờ ông địa – thần tài và hướng nó quay vào bàn thờ để linh vật mang lại tài lộc và cát tài cho gia chủ.
Lựa chọn Ông Cóc (Thiềm Thừ) hợp phong thủy
Đối với những người mệnh Kim (sinh năm 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001…), tượng Ông Cóc (Thiềm Thừ) nên có màu xám bạc hoặc màu vàng để hợp với mệnh của họ.
Người thuộc mệnh Mộc (sinh năm 1958, 1959, 1972, 1973, 1988, 1989, 2000, 2002…) nên chọn tượng Ông Cóc (Thiềm Thừ) có màu xanh dương nhạt, xanh dương hoặc màu đen để đón nhận nhiều tài lộc và may mắn.
Người thuộc mệnh Thủy (sinh năm 1953, 1966, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997…) sẽ hợp với tượng Ông Cóc (Thiềm Thừ) có màu đen, xanh nước biển hoặc xanh lá cây.
Còn người thuộc mệnh Hỏa (sinh năm 1948, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994…) đặc biệt phù hợp với tượng Ông óc (thiềm thừ) có màu đỏ, màu tím hoặc màu xanh lá cây.
Người mệnh Thổ (sinh năm 1967, 1968, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999…) nên chọn tượng ông cóc (thiềm thừ) có màu nâu, màu đỏ hoặc màu vàng nhạt để đặt trên bàn thờ Thần Tài.
Những lưu ý khi thỉnh Ông Thiềm Thừ
Để tránh gặp điềm hung và làm cho Thiềm Thừ mất thiêng thì khi thỉnh Ông Thiềm Thừ tại nhà, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Điều tối kỵ nhất là không được để Cóc ngậm tiền quay mặt ra ngoài.
- Không đặt ở những nơi không trang nghiêm như: nhà vệ sinh, phòng tắm, bên ngoài căn nhà hay đặt trực tiếp lên mặt đất. Điều này sẽ thu hút vận đen và làm tan biến những năng lượng tốt trong nhà.
- Không sử dụng vải hay bất kỳ vật dụng để che phủ lên mắt Cóc chiêu tài, ngoại trừ khi di chuyển.
- Tuyệt đối không đặt đối diện với cửa ra vào, cửa sổ và lỗ thông hơi sẽ làm tiền tài tiêu tan nhanh chóng.
- Đặt Thiềm Thừ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và có cây xanh tươi tốt thì tài vận của gia đình sẽ càng gia tăng.
- Không nên chọn Thiềm Thừ làm bằng nhựa hoặc bột đá. Khi thỉnh Thiềm Thừ bằng gỗ nên tránh gỗ sao, bạch đàn,… không thích hợp để làm linh vật phong thủy.
Hi vọng với kiến thức Ông Thiềm Thừ đặt như nào trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài trong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc trang trí, thờ cúng linh vật phong thủy để có được nhiều tài lộc và may mắn. Nếu cần tư vấn hay có nhu cầu tìm mua Ông Thiềm Thừ hay các vật phẩm phong thủy khác, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0965999463 để được hỗ trợ kịp thời!
Xem thêm:
- Trên nóc bàn thờ Thần Tài được đặt gì và không được đặt gì
- Cách chọn Tỳ Hưu theo mệnh khai vận phong thủy, thu hút tài lộc
- Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày đúng cách kích tài lộc
The post Ông Thiềm Thừ đặt như nào là đúng, kích được tài lộc appeared first on Bàn Thờ Thần Tài Huyền Đức.
0 Nhận xét