Bài văn khấn Thổ Công đầy đủ, đúng chuẩn nhất năm 2024

Theo phong tục Việt Nam, vào ngày rằm hàng tháng, trước khi làm lễ cúng tổ tiên, mọi gia đình đều cần thực hiện lễ cúng thổ công. Vậy gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật gì và bài văn khấn Thổ Công như thế nào vào ngày rằm? Hãy cùng Đồ Thờ Huyền Đức tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Ý nghĩa của cúng thổ công

Phong tục thờ cúng thổ công và bàn thờ Thần Tài đã có từ lâu đời nhằm mục đích bẩm báo những việc làm của các thành viên trong gia đình trong năm qua.


Theo truyền thuyết Trung Hoa, Thổ Công là vị thần trông coi nhà cửa và đất đai trong gia đình. Lễ cúng Thổ Công diễn ra để cầu chúc gia đình viên mãn, may mắn, làm ăn phát đạt, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến đất đai của gia chủ.

2. Cách sắm lễ, mâm cúng thổ công

Mâm cúng Thổ Công được chuẩn bị tùy theo điều kiện của từng gia đình và văn hóa bản địa. Bao gồm cả lễ chay và lễ mặn:


Lễ cúng Thổ Công chay: Hương nhang, vàng mã, trầu cau, hoa tươi, rượu trắng, nước lọc, trái cây tươi, bánh kẹo, hoa quả theo mùa hoặc một nải chuối, quả dưa hấu, và một hộp bánh.


Lễ cúng Thổ Công mặn: Hương nhang, vàng mã, trầu cau, hoa tươi, rượu trắng, nước lọc, 1 con gà luộc, 1 miếng thịt lợn luộc, miến nấu, măng xào, xôi giò và các món mặn khác.

3. Văn khấn thổ công ngày rằm, mùng 1


Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!


Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần.

Con kính lạy các ngài thần linh cai quản trong xứ này.

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.


Hôm nay là ngày... tháng... năm… Âm lịch, tức ngày... tháng... năm... Dương lịch.

Tín chủ con là...

Ngụ tại (đọc rõ địa chỉ nhà gia chủ đang ở) cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.


Chúng con thành tâm kính mời các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, hương hồn gia tiên nội, ngoại.

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp cho toàn gia an lạc, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều được bình an, mạnh khỏe, an khang thịnh vượng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, sở cầu như ý, sở nguyện trong tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ.

Phục duy cẩn cáo!


Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần).

4. Lưu ý khi cúng thổ công ngày rằm, mùng 1

Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần lưu ý:


  • Người tiến hành khấn vái cần ăn mặc trang nghiêm, thái độ kính cẩn.

  • Thực hiện khấn, cúng Thổ Công trước rồi mới đến cúng gia tiên.

  • Khấn đầy đủ tên các vị thần linh.

  • Chuẩn bị đầy đủ lễ vật phù hợp với văn hóa cúng kiến của người Việt.

  • Chọn ngày và giờ hợp phong thủy để mang lại may mắn và thuận lợi.

  • Sử dụng bài văn khấn phù hợp với điều kiện và mục đích cúng.






Đăng nhận xét

0 Nhận xét