Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến gia đình hoặc chủ hộ kinh doanh cần giải bàn thờ Thần Tài không dùng nữa. Điều này khiến nhiều người hoang mang, không biết nên xử lý thế nào cho đúng nguyên tắc, không phạm kỵ. Dưới đây là Các bước giải bàn thờ Thần Tài đúng lễ nghi mà gia chủ nên biết.
Ý nghĩa của bàn thờ Thần Tài
Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc còn ông địa là thần cai quản vùng trời, vùng đất. Trong phong thủy thì Ông Địa và Thần Tài được xem là một cặp “bài trùng” luôn đi với nhau. Mặc dù chỉ có hai ông, nhưng mỗi người lại đại diện cho 5 vị thần. Vì thế, người ta thường lập bàn thờ chung cho hai vị thần này với mong muốn sẽ được các vị phù hộ để buôn may bán đắt, công việc thuận lợi, đặc biệt đối với những gia đình buôn bán, kinh doanh.
Các bước xử lý giải bàn thờ Thần Tài không dùng nữa đúng chuẩn phong thủy
Vì nhiều lý do mà một số đơn vị kinh doanh ngừng hoạt động hoặc các hộ gia đình chuyển nhà đi nơi khác nên họ sẽ không dùng bàn thờ Thần Tài nữa. Khi đó, cần phải có các bước hóa giải sao cho phù hợp, tránh phạm kỵ.
- Các bước hóa giải bàn thờ Thần Tài không dùng nữa
Lựa chọn ngày đẹp để hóa giải bàn thờ
Việc thờ cúng trong thời gian dài đã tạo ra mối quan hệ mật thiết về nơi ăn chốn ở của các vị thần. Vì thế, khi thay “nhà” cho các vị bước đầu tiên cần lựa chọn ngày đẹp, tránh hóa giải vào những ngày đại kỵ, thoát lộc. Nên chọn ngày để thực hiện việc hóa giải theo phong thủy và mệnh tuổi của gia chủ. Ngày này được tính theo lịch âm, thường là các ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng.
Bài khấn hóa giải ban Thần Tài
Gia chủ có thể sử dụng bài khấn sau:
“Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày… tháng… năm….
Tín chủ con là: … (Họ tên đầy đủ) sinh năm: ….
Tín chủ con xin kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật: Nhục kê quý tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, hoa, quả, tiền đình cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ hoá bàn thờ Thần tài cũ về miền sông nước vĩnh hằng.
Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa được thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.
Nam mô A Di Đà Phật ( lặp lại 3 lần)
Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (vái lạy 3 lạy)
Phục dĩ (vái lạy 1 lạy)
Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.
Viên hữu (vái lạy 1 lạy)
Thượng phụng (vái lạy 3 lạy)
Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di hoá bản thần tài ban thờ đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay vái lạy 1 lạy)
Kim thần tín chủ: … tuổi: … (năm sinh hoặc năm tuổi) Ngũ thập tứ tuế.
Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần
Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.
Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)
Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ, tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.”
Sắm sửa lễ vật
Sắm sửa lễ vật trên bàn thờ cũng là một phần hết sức quan trọng thể hiện sự thành tâm và kính trọng của gia chủ đối với các vị thần linh. Do đó, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật sau đây:
- Hoa tươi
- Một đĩa gồm: Gạo, muối, rượu trắng
- Mâm ngũ quả tươi 5 loại
- Trầu cau, nước trong: lễ vật này có thể thêm nếu gia đình bạn có thờ bà Cô ông Mãnh.
- Hương, đèn, nến
- Giấy đinh, giấy tiền
- Xôi, giò
Hóa đồ thờ và ban Thần Tài
Như đã nói, ngày tốt thường được lựa chọn thường rơi vào mùng 1 hoặc ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng. Trước khi thực hiện buổi lễ hóa giải ban thờ, gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ Thần Tài.
Trong ngày làm lễ, vật phẩm được gia chủ chuẩn bị đầy đủ. Gia chủ cần thực hiện việc cúng bái theo thứ tự và đầy đủ các bước sau đây:
- Gia đình vái lạy 3 lễ trước bàn thờ.
- Khấn xin các vị cho phép hóa giải bàn thờ Ông Địa
- Kính cẩn xin mời các vị về thụ lễ.
- Mời các ngài chọn nơi ở mới và nhận thực hiện nhiệm vụ mới.
Sau khi hương tàn, mọi người hóa giấy tiền giấy đinh. Đồng thời, mang lễ vật cúng tế và ban thờ thả trôi sông. Với các đồ vật bằng gỗ, gia chủ nên đem đốt tất cả rồi thả trôi sông.
Hóa hoặc chuyển bát hương
Gia chủ cần lưu ý nên tránh hóa nhầm bát hương của những khu vực thờ cúng khác.
Khi nhang đã cháy hết, gia chủ đem chân hương hóa chung với giấy đinh giấy tiền sau hành lễ. Bát hương cũng được thả trôi sông cùng với bộ bàn thờ.
Trước khi chuyển sang nhà mới, gia chủ cần sắp mâm lễ cúng tạ trời đất từ ngày hôm trước. Vào ngày chuyển nhà, gia chủ đứng trước ban thờ vái 3 vái và khấn xin phép thần linh, gia tiên để chuyển nơi thờ tự các cụ sang nơi cư ngụ mới, đồng thời mời gia tiên đến ngự ở nhà mới (trong lời khấn nêu rõ địa chỉ, số nhà…).
Dùng tiền âm phủ lót phía dưới thùng carton hoặc đồ chứa được vệ sinh sạch sẽ để đựng bát hương, quá trình di chuyển nên đậy kín lại không để bát hương lộ thiên. Sau khi di chuyển đến khu vực thờ cúng mới gia chủ lấy khăn nhúng rượu gừng để tịnh hóa và thắp nhang, hành lễ như thường.
Trên đây là các bước hóa giải bàn thờ Thần Tài không dùng nữa để gia chủ có thể tham khảo và áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm:
- Sau 23 tháng chạp có thắp hương Thần Tài nữa không?
- Mệnh Kim hợp hoa gì? 5 loại cây giúp người mệnh kim sẽ Đại phát tài
- Nghi thức xin bỏ bàn thờ Thần Tài không thờ nữa đúng cách
- Cách xử lý bàn thờ Thần Tài bị chuột phá
- Cách xử lý phòng thờ trên nhà vệ sinh sao cho hợp phong thủy
- Cách bốc bát hương Thần Tài đơn giản, chi tiết từ A – Z
The post Bàn thờ Thần Tài không dùng nữa nên xử lý như thế nào? appeared first on Bàn Thờ Thần Tài Đồ Thờ Huyền Đức.
0 Nhận xét